Trong thời đại số hóa đầy hiện nay, việc sử dụng các kỹ thuật để tiếp cận và tương tác khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Vì thế, rất cần thiết cho bạn để nắm được những thuật ngữ trong Digital Marketing.
Trong số đó, SEM ngày càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao website của bạn, giúp thương hiệu và sản phẩm tiếp cận đúng khách hàng. Vậy SEM là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé.
I. SEM là gì?
SEM (Search Engine Marketing) là một chiến lược tiếp thị trực tuyến dùng để tăng cường hiệu quả hiển thị của một trang web trên các kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và các trình duyệt khác.
SEM = SEO + PPC
Trong đó:
-
SEO (Search Engine Optimization) là hoạt động tối ưu thứ hạng từ khóa (keyword ranking) của một ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm,… trên các công cụ tìm kiếm. Vị trí càng cao sẽ có tỷ lệ khách hàng có khả năng vào trang web của doanh nghiệp càng lớn.
-
PPC (Pay Per Click) là hình thức marketing mà doanh nghiệp trả tiền cho công cụ tìm kiếm để mua vị trí quảng cáo trên trang kết quả.
Để hiểu sâu hơn sự khác nhau giữa SEO và PPC là gì, hãy cùng mình khám phá sau về đặc điểm và ứng dụng của 2 công cụ này nhé!
II. Công cụ SEO (Search Engine Optimization)
2.1. Các loại hình SEO cơ bản
Về SEO cơ bản, các công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên các thang đo riêng biệt để đánh giá mức độ hữu ích và xếp hạng các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với người dùng. Những loại hình SEO tiêu biểu nhất gồm có:
-
SEO tổng thể: tối ưu toàn bộ trang web của khách hàng dựa trên user intent (xu hướng người dùng)
Mục đích: đưa những từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm thuộc lĩnh vực của doanh nghiệp lên TOP Google.
-
SEO từ khóa: SEO từ khóa tập trung vào việc tối ưu các từ khóa ngắn để đưa từ khóa lên thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
-
SEO ảnh: SEO hình ảnh là tối ưu hình ảnh để đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google hình ảnh.
-
SEO social: Đây là cách sử dụng những kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, … để tối ưu SEO cho website.
-
SEO local: tối ưu hóa trang web bằng các từ khóa liên quan tại một khu vực, địa phương cụ thể.
-
SEO app: các ứng dụng lên TOP Google để người dùng có thể tìm thấy & cài đặt ngay trên trang kết quả tìm kiếm.
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của SEO
Những lợi ích chính của SEO là:
-
Tăng khả năng khách hàng truy cập vào website của bạn.
-
Nhắm trúng khách hàng mục tiêu có ý định mua hàng của bạn. Doanh nghiệp không cần trả chi phí để hiển thị quảng cáo mà vẫn thu được những khách hàng.
-
Nội dung cập nhật nhanh chóng cho các trang phổ biến nhất của trang web.
Hoạt động SEO có một số nhược điểm như sau:
-
Bạn rất khó để dự đoán kết quả cho một khoản đầu tư nhất định và có tính cạnh tranh cao.
-
Kết quả từ SEO có thể mất nhiều tháng để đạt được, đặc biệt là đối với các trang web mới.
-
Khi tham gia vào hoạt động SEO cần chú trọng đầu tư để phát triển nội dung mới và tạo ra các liên kết mới.
-
Bạn khó có tác động đến nhận thức của khách hàng so với các kênh truyền thông khác khi sử dụng công cụ SEO.
2.3. Ứng dụng của SEO
Để có thể tiến hành SEO thành công, trước hết chúng ta cần biết rằng có hai phương pháp SEO cơ bản là SEO On page và SEO Off page. Khi kết hợp thực hiện thành công cả hai phương pháp này thì mới có thể đạt được những hiệu quả nhất định trong SEO.
SEO On page
SEO On page là phương pháp thực hiện những kỹ thuật SEO bên trong website của mình, nhằm tối ưu hóa website sao cho thân thiện nhất với các công cụ tìm kiếm, giúp cho những công cụ này cho website của mình điểm cao và tăng thứ hạng website trên bảng kết quả tìm kiếm. Bao gồm rất nhiều những kỹ thuật, điển hình như:
-
Xây dựng nội dung website chất lượng:
-
Tối ưu thẻ Title tag, tối ưu các thẻ Meta tag, các thẻ đề mục từ H1 – H6,..
-
Chèn từ khóa phù hợp với nội dung hình ảnh cũng là một yếu tố tăng chất lượng cho website.
Kỹ thuật SEO On page chỉ nên được thực hiện khi cấu trúc website đã được tối ưu hóa.
SEO Off page
SEO Off Page được thực hiện bên ngoài website sau khi hoàn thành hoạt động SEO On page. Đây chính là xây dựng các liên kết từ bên ngoài trở về website. Những kỹ thuật SEO Off page phổ biến bao gồm:
-
Submit liên kết lên các thư mục, các blog, website uy tín
Khá mất thời gian và cũng tốn không ít chi phí, chúng ta cần phải lên kế hoạch cho những nhóm từ khóa cụ thể để SEO, và tạo nên rất nhiều những nội dung chất lượng để đặt backlink trên internet.
III. Công cụ PPC (Pay Per Click)
3.1 Các loại hình PPC
Các nền tảng phổ biến bạn có thể thấy về quảng cáo PPC như Google, Youtube; các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,..; hay các ứng dụng trên di động như Zing MP3, Spotify,..
Đặc biệt đối với quảng cáo PPC nhà quảng cáo có thể đặt giới hạn chi phí tối đa cho mỗi lần nhấp chuột và chi phí có thể phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và hiệu suất của quảng cáo.
3.2. Ưu điểm và nhược điểm của PPC
Một số ưu điểm của PPC
-
Nhà quảng cáo không trả tiền cho quảng cáo được hiển thị. Chi phí chỉ phát sinh khi quảng cáo được nhấp vào và khách truy cập được chuyển hướng đến trang web của nhà quảng cáo.
-
Quảng cáo PPC được nhắm khách hàng mục tiêu, hiển thị khi người dùng công cụ tìm kiếm nhập vào một cụm từ cụ thể.
-
Với hệ thống theo dõi phù hợp, ROI cho các từ khóa riêng lẻ có thể được tính toán.
-
Lưu lượng truy cập, thứ hạng và kết quả ổn định và có thể dự đoán được so với SEO.
-
Theo dõi hoạt động của khách hàng thông qua các cookie được đặt trên máy tính của người tìm kiếm để hiển thị quảng cáo.
-
Tăng cường uy tín cho thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, marketing tìm kiếm trả phí cũng có một số nhược điểm sau:
-
Cạnh tranh và tốn kém chi phí cho công ty.
-
PPC yêu cầu kiến thức về cấu hình, các tùy chọn đặt giá thầu và các phương tiện báo cáo của các mạng quảng cáo khác nhau. Nhân viên nội bộ phải được đào tạo, cập nhật những thay đổi đối với các dịch vụ.
-
Quảng cáo không đáng tin cậy khiến nhiều người dùng tìm kiếm không nhấp vào những quảng cáo này.
3.3. Ứng dụng của marketing tìm kiếm trả phí
Quảng cáo hiển thị (Display Ads)
Các quảng cáo được hiển thị trên các trang web, ứng dụng di động, hoặc nền tảng trực tuyến khác thông qua mạng lưới quảng cáo.
Quảng cáo hiển thị thường sử dụng hình ảnh, video, văn bản… và được đăng tải trên các phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý của người xem và thúc đẩy họ thực hiện hành động như nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập trang web của bạn.
Tìm kiếm có trả phí (Search Ads)
Quảng cáo này được sử dụng nhiều nhất hiện nay giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách hiển thị quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ : Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể chạy quảng cáo tìm kiếm cho các từ khóa như “du lịch”, “tour du lịch” và “vé máy bay” thì quảng cáo sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ khóa này trên các công cụ tìm kiếm.
Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội (Paid Social Ads)
-
Hình thức tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Snapchat và nhiều nền tảng khác để phân phối quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing Ads)
Hình thức quảng cáo PPC trực tuyến giúp các doanh nghiệp tiếp cận lại những người dùng đã từng truy cập website hay ứng dụng.
Quảng cáo tiếp thị lại có thể được nhắm mục tiêu theo nhiều yếu tố bao gồm trang web, ứng dụng mà người dùng đã truy cập, hay những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã xem và hành động mà họ đã thực hiện trên website, ứng dụng.
Đối với hình thức này có thể khuyến khích khách hàng thực hiện các hành vi mà họ đã quan tâm như mua một mặt hàng đã từng được thêm vào giỏ hàng của họ.